Trong xã hội hiện đại, nhu cầu tối đa hóa thời gian làm việc và học tập dẫn đến việc một số người lựa chọn giảm thời gian ngủ. Tuy nhiên, liệu có cách ngủ ngắn không mệt, vẫn bảo vệ sức khỏe? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn 03 cách ngủ ngắn không mệt giúp bạn duy trì năng suất, hạn chế những tác động tiêu cực đến cơ thể.
I. Ngủ bao lâu là đủ? Cách để ngủ ít mà không mệt
Theo hướng dẫn của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, người trưởng thành cần ngủ từ 07 – 09 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, trong nhịp sống hối hả với khối lượng công việc khổng lồ, nhiều người đặc biệt là dân văn phòng thời gian ngủ trung bình chỉ còn từ 04 – 05 tiếng dẫn đến tình trạng thiếu ngủ kéo dài. Vậy liệu có cách nào để ngủ ngắn không mệt? Dưới đây là 03 cách bạn có thể tham khảo.
Phương pháp 1: Ngủ trưa – Siesta Sleep

Ngủ trưa là cách ngủ ngắn đơn giản nhưng hiệu quả để giúp cơ thể lấy lại năng lượng trong ngày. Một giấc ngủ trưa ngắn khoảng 20 phút có thể giúp cơ thể bạn hồi phục nhanh chóng và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu ngủ trưa quá lâu có thể gây ra cảm giác say ngủ và ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.
Mẹo ngủ trưa không mệt:
- Hạn chế ngủ sau 3 giờ chiều.
- Giữ giấc ngủ ngắn, khoảng 10-20 phút.
- Chọn nơi ngủ yên tĩnh, nhiệt độ phòng thoải mái.
Phương pháp 2: Chia nhỏ giấc ngủ – Ngủ đa pha
Một số cách ngủ ngắn không mệt là áp dụng phương pháp chia nhỏ giấc ngủ trong ngày, còn được gọi là ngủ đa pha. Việc chia giấc ngủ thành nhiều phần trong ngày giúp tiết kiệm thời gian mà không làm bạn mệt mỏi.
Một số lịch trình ngủ ngắn phổ biến:
- Lịch ngủ Dymaxion: Ngủ 2 tiếng mỗi ngày, chia thành 30 phút mỗi 6 giờ.
- Lịch ngủ Uberman: Ngủ 2-3 tiếng mỗi ngày, chia thành 30 phút mỗi 4 giờ.
- Lịch ngủ Everyman: Ngủ 4 tiếng mỗi ngày, chia thành 3 giấc ngủ ngắn 20 phút trong ngày.
- Lịch ngủ Ba pha: Ngủ 4-5 tiếng mỗi ngày, chia thành 3 giấc ngủ ngắn 1 giờ rưỡi.
Phương pháp 3: Ngủ theo chu kỳ 90 Phút

Theo nghiên cứu, mỗi chu kỳ giấc ngủ kéo dài khoảng 90 phút, bao gồm các giai đoạn như ngủ nông, ngủ sâu và ngủ mơ. Phương pháp ngủ theo chu kỳ giúp bạn thức dậy vào đúng thời điểm khi cơ thể hoàn tất một chu kỳ giấc ngủ, từ đó bạn sẽ có giấc ngủ ngắn không mệt mỏi.
Công thức tính chu kỳ giấc ngủ: Giờ thức dậy = Giờ đi ngủ + (90 phút x số chu kỳ giấc ngủ) + Thời gian vào giấc ngủ.
Ví dụ: Bạn đi ngủ lúc 1h sáng, muốn ngủ 03 chu kỳ (4 giờ 30 phút), thì giờ thức dậy là 5h40.
III. Có nên áp dụng ngủ ngắn dài hạn?
Dù có thể giúp tiết kiệm thời gian trong ngắn hạn, nhưng các phương pháp ngủ ngắn không mệt không được khuyến khích dài hạn. Ngủ ít hơn 07 tiếng mỗi đêm có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
- Đau tim
- Đột quỵ
- Tăng huyết áp
- Suy giảm trí nhớ
- Suy giảm miễn dịch
Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng cách ngủ ngắn này trong những trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, bạn nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
IV. Cách hạn chế mệt mỏi khi ngủ không đủ giấc
Nếu bạn phải ngủ ít do công việc bận rộn, hãy thử những cách sau để hạn chế mệt mỏi:
- Tập thể dục nhẹ để kích thích lưu lượng máu.
- Chợp mắt ngắn từ 10-20 phút.
- Ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng.
- Hạn chế uống rượu và cafein.
- Uống đủ nước.
Phương pháp ngủ ngắn không mệt có thể thực hiện được nếu bạn biết cách quản lý giấc ngủ hiệu quả. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, mặc dù một số phương pháp có thể giúp tiết kiệm thời gian, việc ngủ đủ giấc mỗi đêm vẫn là điều quan trọng nhất đối với sức khỏe lâu dài của bạn.