NGỦ MƠ CÓ TỐT KHÔNG? NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN NHỮNG GIẤC MƠ

Giấc mơ là một hiện tượng tự nhiên trong quá trình ngủ của con người. Hầu hết mọi người đều từng trải qua giấc mơ, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về bản chất của ngủ mơ và lý do chúng ta mơ khi ngủ.

I. Giấc mơ là gì và vì sao chúng ta lại mơ?

Tìm hiểu về ngủ mơ

Một người trưởng thành thường ngủ từ 07 đến 08 giờ mỗi đêm, trong đó giấc ngủ được chia thành hai giai đoạn chính: NREMREM. Giai đoạn NREM bao gồm nhiều cấp độ từ ngủ nông đến ngủ sâu, trong khi REM là giai đoạn chuyển động mắt nhanh.
Thông thường, giấc mơ xảy ra trong giai đoạn REM. Đây là thời điểm não bộ hoạt động mạnh mẽ, tạo ra những hình ảnh, âm thanh hoặc câu chuyện trong tiềm thức. Khi tỉnh dậy, ta có thể nhớ hoàn toàn, một phần hoặc quên hết những gì đã nằm ngủ mơ.

II. Những hiện tượng thường gặp trong giấc ngủ

1. Ác mộng và nguyên nhân

Gặp ác mộng thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý

Giống như cảm xúc có mặt tích cực và tiêu cực, ngủ mơ cũng bao gồm cả những giấc mơ đẹp và những cơn ác mộng. Ác mộng thường phản ánh những nỗi sợ hãi, căng thẳng hoặc đau buồn, đôi khi đi kèm với những ảo giác sinh động như hình ảnh hoặc âm thanh đáng sợ.

Nguyên nhân gây ác mộng có thể xuất phát từ căng thẳng tâm lý, tác dụng phụ của thuốc hoặc các rối loạn giấc ngủ. Khi trải qua ác mộng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như noradrenalin và cortisol, gây tăng nhịp tim, mất ngủ hoặc cảm giác lo lắng.

2. Bóng đè

Khác mới ngủ mơ, bóng đè là hiện tượng một người tỉnh táo nhưng không thể cử động hay nói chuyện trong một thời gian ngắn. Bóng đề khiến cho bạn cảm thấy như có một lực vô hình đè nặng lên cơ thể hoặc thậm chí nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ.
Hiện tượng này có tên khoa học là sleep paralysis (chứng tê liệt khi ngủ), xuất hiện khi não chuyển đổi giữa các giai đoạn giấc ngủ nhưng cơ thể chưa kịp phản ứng. Bóng đè có thể xảy ra khi cơ thể kiệt sức, căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ hoặc tác động của một số loại thuốc.

3. Nói mớ

Ngủ mớ nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng thần kinh hoặc cơ thể mệt mỏi quá mức

Ngủ mớ, nói mớ là một dạng rối loạn giấc ngủ khi nằm ngủ mơ, trong đó người ngủ có thể lẩm bẩm hoặc nói thành tiếng mà không nhận thức được. Hiện tượng này thường xảy ra trong giai đoạn ngủ nông khi não bộ chưa hoàn toàn chìm vào giấc ngủ sâu. Nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng thần kinh hoặc cơ thể mệt mỏi quá mức.

4. Mộng du

Mộng du (sleepwalking) là hiện tượng người ngủ thực hiện các hành động như đi lại hoặc cử động mà không có ý thức. Hiện tượng này thường xảy ra trong giai đoạn ngủ mơ, ngủ sâu, kéo dài từ vài giây đến vài phút. Người bị mộng du thường không nhớ được những gì đã làm khi tỉnh dậy.

III. Ngủ mơ có tốt không?

Ngủ mơ thường xuyên có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe

Việc ngủ mơ thường xuyên có thể gây ra một số tác động tiêu cực như:

  • Mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, dẫn đến mệt mỏi, thiếu tập trung vào ngày hôm sau.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng làm việc và học tập.
  • Ác mộng lặp lại có thể gây căng thẳng, lo âu và các vấn đề tâm lý khác.

Khi nào ngủ mơ có thể là dấu hiệu bệnh lý? Nếu giấc mơ xảy ra quá thường xuyên, gây mệt mỏi, lo lắng hoặc đi kèm các triệu chứng như mộng du, nói mớ hoặc mất kiểm soát hành vi khi ngủ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

IV. Cách cải thiện tình trạng ngủ mơ thường xuyên

Một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ cải thiện tình trạng ngủ mơ
  • Rèn luyện thể chất hợp lý: Tránh tập luyện quá sức trước khi ngủ, thay vào đó nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga để thư giãn cơ thể.
  • Thư giãn tâm lý: Dành thời gian đọc sách, nghe nhạc hoặc thực hiện các hoạt động giải trí để giảm căng thẳng. Tránh xem phim kinh dị trước khi ngủ.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Nếu bạn gặp phải tình trạng ngủ mơ thường xuyên, bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi ngủ.
  • Tư thế ngủ đúng: Không nên đặt tay lên ngực hoặc tim khi ngủ để tránh ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, gây ra giấc mơ liên tục.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc: Người trưởng thành nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể được phục hồi và hạn chế tình trạng mơ nhiều.

Vậy ngủ mơ có tốt không? Câu trả lời phụ thuộc vào cách giấc mơ ảnh hưởng đến giấc ngủ và tinh thần của mỗi người. Giấc mơ là một hiện tượng bình thường trong quá trình ngủ, nhưng nếu xảy ra quá thường xuyên, đặc biệt là ác mộng, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất. 

Việc duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát căng thẳng và tạo môi trường ngủ tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, hạn chế tình trạng ngủ mơ. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *